Molybdenum là gì? Ứng dụng của Molypden trong công nghiệp.

Molybdenum là gì?

Molybdenum là gì?

Molypden (hay Moolybdenum – theo tiếng La tinh, molybdos – tiếng Hy Lạp nghĩa là “giống như chì”). Trong tiếng Việt được đọc là Mô lip đen. Molybdenum là một kim loại chuyển tiếp rất cứng và có màu trắng bạc. Nó có suất đàn hồi cao, và chỉ có tungsten và tantalum là có điểm sôi cao hơn.

Vị trí của Molybdenum trong bảng tuần hoàn hóa học

Molybdenum là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIB, chu kì 5, ký hiệu Mo và số nguyên tử 42. Nó có điểm nóng chảy cao thứ 6 trong số mọi nguyên tố đã biết và vì thế thường được sử dụng trong các loại hợp kim thép có sức bền cao, điển hình là trong thép không gỉ.

Molypden được Carl Wilhelm Scheele phát hiện năm 1778 và lần đầu tiên được Peter Jacob Hjelm cô lập năm 1781.  Molypden có thể được tìm thấy trong cơ thể động – thực vật.

Số nguyên tử (Z) 42
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar) 95,94(1)
Phân loại kim loại chuyển tiếp
Nhóm, phân lớp 6, d
Chu kỳ Chu kỳ 5
Cấu hình electron [Kr] 5s1 4d5
mỗi lớp 2, 8, 18, 13, 1
Màu sắc Ánh kim xám
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nhiệt độ nóng chảy 2896 K ​(2623 °C, ​4753 °F)
Nhiệt độ sôi 4912 K ​(4639 °C, ​8382 °F)
Mật độ 10,28 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 9,33 g·cm−3
Nhiệt lượng nóng chảy 37,48 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi 598 kJ·mol−1
Nhiệt dung 24,06 J·mol−1·K−1

Tính chất của molybdenum

Tình oxi hóa

Molypden có độ âm điện 1,8 trên thang Pauling và nguyên tử lượng 95,9 g/mol. Nó không phản ứng với oxi hay nước ở nhiệt độ phòng. Nó mềm hơn và dễ uốn hơn tungsten. Molypden chỉ bị oxi hóa ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao hơn, triôxít molypden được tạo ra theo phản ứng:

2Mo + 3O2 → 2MoO3

Nhiệt độ nóng chảy của Molypden

Ở dạng kim loại nguyên chất, Molypden là bột màu xám sẫm hoặc đen, nhiệt độ nóng chảy là 2.623 °C, cao hàng thứ sáu trong số các nguyên tố đã biết. Và chỉ thấp hơn cacbon cùng các kim loại như vonfram, rheni, osmi và tantali.

Molypden bắt cháy ở nhiệt độ trên 600 °C. Nó cũng có hệ số giãn nở nhiệt thấp nhất trong số các kim loại sử dụng ở quy mô thương mại (4,8 µm/m•K ở 25 °C).

Lịch sử nguyên tố Molybdenum

Molypdenit (từ tiếng Hy Lạp Μόλυβδος) là loại quặng chính mà hiện nay được dùng để sản xuất ra molypden, trước đây nó được gọi là molypdena.

Molypdena từng bị nhầm lẫn và thường được dùng như thể nó là graphit (than chì). Ngay cả khi hai loại quặng này có thể phân biệt thì molypdena cũng đã từng được coi là quặng chì. Năm 1754, Bengt Qvist đã khảo sát khoáng vật và xác định rằng nó không chứa chì.

Cho tới tận năm 1778 thì nhà hóa học người Thụy Điển là Carl Wilhelm Scheele mới nhận thấy molypdena không phải chì mà cũng chẳng phải graphit.

Ông và các nhà hóa học khác sau đó giả định chính xác rằng nó là quặng của nguyên tố mới khác biệt, đặt tên là molybdenum cho khoáng vật mà trong đó nó được phát hiện ra. Peter Jacob Hjelm đã thành công trong việc cô lập molypden bằng cách sử dụng cacbon và dầu lanh vào năm 1781.

Trong một khoảng thời gian dài, người ta đã không có ứng dụng công nghiệp nào từ molypden. Mãi cho đến năm 1894, công ty Schneider Electrics của Pháp đã sản xuất hợp kim thép molypden lần đầu tiên dưới dạng các tấm giáp sắt.

Trong Thế chiến thứ nhất, phần lớn các xí nghiệp sản xuất giáp sắt khác cũng sử dụng thép hợp kim molypden. Các tấm mangan bảo vệ của quân đội Anh dù dày tới 75mm, nhưng không hiệu quả. Các tấm mangan sớm được thay thế bằng các tấm molypden dày 25mm. Điều này cho phép đạt được tốc độ cao hơn, khả năng thao diễn lớn hơn và mặc dù mỏng hơn nhưng lại có sự bảo vệ tốt hơn.

Nhu cầu lớn về molypden trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Đại chiến thế giới lần thứ hai cùng sự giảm sút mạnh sau chiến tranh có ảnh hưởng lớn tới giá cả và sản lượng molypden.

Các nguồn Molybdenum tự nhiên

Mặc dù molypden được tìm thấy trong các khoáng vật như wulfenit (PbMoO4) và powellit (CaMoO4), nhưng nguồn khai thác chính chứa molypden là molypdenit (MoS2).

Mỏ Knaben ở miền nam Na Uy mở cửa năm 1885 và là mỏ molypden đầu tiên trên thế giới. Nó còn duy trì hoạt động tới năm 1973.

Molypden được khai thác như là loại quặng chính, đồng thời được phục hồi từ phụ phẩm trong khai thác đồng và vonfram. Các mỏ lớn tại Colorado (Climax) và British Columbia chứa molypdenit, trong khi nhiều trầm tích porphyry đồng như mỏ Chuquicamata ở miền bắc Chile lại sản xuất molypden như là phụ phẩm của khai thác đồng.

Molypden là nguyên tố phổ biến hàng thứ 42 trong vũ trụ và xếp thứ 25 trong lòng đại dương của Trái Đất. Mật độ trung bình khoảng 10,8 tấn/km³.

Ứng dụng của molybdenum trong đời sống

Chế tạo công nghiệp

Nhờ khả năng chịu nhiệt độ cao mà không có sự giãn nở hay mềm đi đáng kể. Molypden được dùng để sản xuất các bộ phận của máy bay, tiếp điểm điện, động cơ công nghiệp và dây tóc đèn.

Ứng dụng trong thép không gỉ

Molypden cũng được sử dụng trong các hợp kim vì khả năng chống ăn mòn cũng như khả năng hàn được khá cao của nó. Phần lớn các hợp kim thép sức bền cao chứa khoảng 0,25% tới 8% molypden. Nhưng trên thực tế, có hơn 43.000 tấn molypden đã được sử dụng mỗi năm dùng làm tác nhân tạo hợp kim trong sản xuất thép không gỉ, thép công cụ, gang cùng các siêu hợp kim chịu nhiệt khác.

Vật liệu phủ chịu nhiệt

Nhờ trọng lượng riêng nhỏ hơn và giá cả ổn định hơn vonfram. Vì vậy Molypden có thể được bổ sung trong vai trò của cả tác nhân tạo hợp kim lẫn làm vật liệu phủ chịu nhiệt cho các kim loại khác.

Mo99 được sử dụng như là đồng vị phóng xạ gốc để tạo ra đồng vị phóng xạ Tc99, được sử dụng trong nhiều ứng dụng y học.

Disulfua molypden (MoS2) là hợp chất được sử dụng như chất bôi trơn và chất xúc tác trên màng mỏng của bề mặt kim loại có khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Molypdat chì đồng ngưng tự cùng với cromat chì và sulfat chì là một chất màu vàng cam sáng, được sử dụng trong chế tạo gốm và chất dẻo.

Dùng làm phân bón

Triôxít molypden (MoO3) được dùng làm chất kết dính giữa men và kim loại. Bột molypden cũng đôi khi được dùng làm phân bón cho một số loài thực vật, chẳng hạn súp lơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *